Monday, 2024-04-29, 10:39 PMWelcome Guest | RSS
Thư Viện Đề Thi
Site menu
Section categories
Ngu Van 6 [5] Ngu Van 7 [5]
Ngu Van 8 [5] Ngu Van 9 [5]
Ngu Van 10 [0] Ngu Van 11 [0]
Ngu Van 12 [0]
Statistics

Total online: 1
Guests: 1
Users: 0
Login form

thu vien tong hop


Main » Files » Ngu Van » Ngu Van 9

Giao an chuyen de ngu van 9
[ · Xem bảng đầy đủ - Tải về máy (166.38 Kb) ] 2013-10-10, 7:01 AM
Chuyên đề I
Luyện tập làm văn thuyết minh có sử dụng các 
biện pháp nghệ thuật và yếu tố miêu tả
A.Mục tiêu cần đạt:
Giúp học sinh:
Củng cố lại kiến thức về các biện pháp nghệ thuật và các yếu tố miêu tả trong văn thuyết minh.
Có ý thức sử dụng các yếu tố miêu tả và các biện pháp nghệ thuật trong văn thuyết minh một cách hợp lí và có hiệu quả.
B.Chuẩn bị:
- Thầy: một số đoạn văn tham khảo.
- Trò: nắm chắc lí thuyết.
C.Nội dung:

Bài ca dao sau có phải là văn bản thuyết minh không? Vì sao?
?Biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong bài ca dao là gì.
?Các biện pháp nghệ thuật ấy có tác dụng gì.
?Dựa vào nội dung bài ca dao, hãy thuyết minh về sự kết hợp giữa thực phẩm và gia vị(không dùng các biện pháp nghệ thuật).





?Đọc đoạn văn thuyết minh sau và cho biết những phương thức thuyết minh và những biện pháp nghệ thuật nào đã được sử dụng. Phân tích tác dụng của các biện pháp nghệ thuật trong đoạn văn.



?Nêu tác dụng của việc sử dụng biện pháp nghệ thuật và các yếu tố miêu tả trong văn bản thuyết minh.
?Khi sử dụng các biện pháp nghệ thuật và các yếu tố miêu tả trong văn thuyết minh thì phải lưu ý điều gì.
?Thử trình bày cách làm bài văn thuyết minh có sử dụng các yếu tố trên.
?Viết một đoạn văn thuyết minh về lợi ích của con trâu với người dân Việt Nam(Có sử dụng các biện pháp nghệ thuật và yếu tố miêu tả.)
?Vì sao đoạn văn trên lại là văn bản thuyết minh.
?Phát hiện biện pháp nghệ thuật và các yếu tố miêu tả trong đoạn văn trên.












































Cho học sinh phân tích yêu cầu thuyết minh rồi hình thành dàn ý.















?HS viết phần mở bài rồi trình bày. Lớp nhận xét.
?Viết đoạn văn thuyết minh về những đặc điểm cơ bản của cây mít.
?Đọc đoạn văn đã chuẩn bị, chỉ ra biện pháp nghệ thuật và yếu tố miêu tả.
?HS trong một bàn chữa lại bài của nhau.
?Viết đoạn văn thuyết minh về công dụng của cây mít.
?Hãy phát hiện biện pháp nghệ thuật và yếu tố miêu tả trong đoạn văn vừa viết.



































?Qua việc dựng các đoạn văn thuyết minh trên, em rút ra bài học gì về việc sử dụng các biện pháp nghệ thuật và các yếu tố miêu tả trong văn thuyết minh.


  I.Lí thuyết:
VD1: Con gà cục tác lá chanh
Con lợn ủn ỉn mua hành cho tôi
Con chó khóc đứng khóc ngồi
Bà ơi đi chợ mua tôi đồng giềng.
(Ca dao)
=> Là văn bản thuyết minh. Vì bài ca dao đã cung cấp những tri thức khoa học về những gia vị chế biến các món ăn đối với các loại thực phẩm: lá chanh với thịt gà, hành với thịt lợn, giềng với thịt chó.
=> biện pháp nghệ thuật: dùng hình thức thơ lục bát và lối nhân hoá. Tính cần thiết về sự kết hợp giữa thực phẩm và gia vị được diễn đạt dưới hình thức lời đòi hỏi của các loài vật.
=>Nhờ cách thuyết minh này mà nội dung thuyết minh trở nên rất hấp dẫn, sinh động chứ không khô khan. Hình thức thơ lục bát khiến cho lời thuyết minh dễ thuộc, dễ nhớ.
VD2:
Núi Phượng Hoàng - Kì Lân, nơi Chu Văn An ở ẩn, chùa Côn Sơn, Giếng Ngọc, Thạch Bàn, Bàn cờ tiên, Đền Kiếp Bạc..., mỗi một danh thắng, mỗi một di tích lịch sử đều gợi nhớ, gợi thương trong lòng ta về tổ tiên ông cha với bao tự hào. Nghe thông Côn Sơn reo, ta tưởng như nghe tiếng mài gươm của Nguyễn Trãi thuở "bình Ngô".Nghe tiếng sóng Lục Đầu Giang vỗ, ta tưởng như nghe tiếng reo của trăm vạn hùng binh dưới ngọn cờ người anh hùng Trần Quốc Tuấn đang ào ào xông tới Vạn Kiếp tiêu diệt giặc Nguyên Mông... 
1.Sử dụng các biện pháp nghệ thuật:
a.Tác dụng: Làm nổi bật đặc điểm của đối tượng thuyết minh và làm bài văn thêm sinh động, hấp dẫn, gây ấn tượng.
b.Một số lưu ý khi sử dụng các biện pháp nghệ thuật:
- Đảm bảo mục đích của văn bản thuyết minh, tránh sa đà, lạc đề.
- Các biện pháp nghệ thuật chỉ phù hợp với một số đề thuyết minh về: đồ vật, danh lam thắng cảnh, danh nhân...(Còn một số đề thuyết minh về một phương pháp, cách thức thì không phù hợp).
2.Sử dụng yếu tố miêu tả :
a.Tác dụng:
Làm cho đối tượng thuyết minh được nổi bật,
gây ấn tượng.
b.Một số lưu ý khi sử dụng yếu tố miêu tả:
- Miêu tả chỉ nhằm tái hiện hình ảnh của đối tượng ở mức độ nhất định, giúp hiện rõ thêm về đối tượng.
- Sử dụng những từ ngữ có giá trị gợi tả như: từ láy, từ gợi hình, gợi thanh...
- Sử dụng xen kẽ những câu văn miêu tả với những câu văn lí giải, minh hoạ để không lạc thể loại và tạo được lối diễn đạt phong phú.
II.Cách làm:
- Xác định chính xác đối tượng và yêu cầu thuyết minh (VD: Con trâu trong đời sống người dân quê, Cây đào trong ngày tết cổ truyền Việt Nam...).
- Lập dàn ý chi tiết: sắp xếp các đặc điểm cần thuyết minh theo trình tự hợp lí.
- Dự kiến sử dụng biện pháp nghệ thuật và yếu tố miêu tả: 
Định sử dụng những biện pháp nghệ thuật gì? yếu tố miêu tả như thế nào và sử dụng ở những ý nào là phù hợp.
- Viết bài : theo các ý đã có trong dàn ý và đưa các biện pháp nghệ thuật và yếu tố miêu tả theo dự kiến.
III.Luyện tập:
1.Bài tập 1:
Con trâu không chỉ là người bạn thân thiết của nông dân Việt Nam mà còn là nguồn cung cấp thực phẩm và nguyên liệu để sản xuất các hàng thủ công mĩ nghệ nổi tiếng. Trung bình mỗi con trâu cho khoảng 45% thịt. Thịt trâu ngon, mát và bổ. Ai đã từng thưởng thức món thịt trâu xào rau muống, tỏi thì khó có thể quên được hương thơm và vị ngọt đặc trưng của nó.Da trâu, ngoài việc dùng chế biến thức ăn, còn được dùng chủ yếu làm giầy, dép, cặp bền và đẹp . Đặc biệt, những chiếc trống trong các lễ hội hoặc trong các nhà trường đều được bưng bằng da trâu. Mặt trống tròn, phẳng, căng, âm vang trầm ấm, rộn rã đã đi vào kí ức của biết bao thế hệ học trò. Có thể nói, quí nhất vẫn là sừng trâu. Đôi sừng cong cong, xù xì, mốc thếch lại chính là chất liệu để làm ra các đồ thủ công, mĩ nghệ đẹp và quí như lược, trâm cài tóc...
- Trình bày được ích lợi của con trâu trong lĩnh vực cho thực phẩm và nguyên liệu làm đồ thủ công mĩ nghệ.
- Biện pháp nghệ thuật: nhân hoá
- Yếu tố miêu tả: Món thịt trâu, những chiếc trống, sừng trâu... 
2.Bài tập 2:
Cây mít ở quê em.
I.Lập dàn ý:
1.Mở bài:
Giới thiệu cây mít ở quê em.
2.Thân bài:
Thuyết minh về đặc điểm, công dụng của cây mít đối với người dân quê em:
a. Đặc điểm: 
- Loài cây, nơi sinh sống, chủng loại.
- Sinh trưởng
b.Công dụng(lợi ích) của cây mít:
- Lấy quả ăn
- Gỗ mít làm tang trống, tạc tượng
- Lấy bóng mát, tạo nên nét cổ kính cho ngôi nhà.
3.Kết bài:
Suy nghĩ, cảm nhận chung về cây mít,
II.Viết đoạn văn thuyết minh về cây mít có sử dụng biện pháp nghệ thuật và yếu tố miêu tả:
1.Viết đoạn mở bài:
2.Viết đoạn thân bài:
a.Đặc điểm:
b.Công dụng:
VD: Đoạn thuyết minh về đặc điểm:
Mít là loài cây cổ thụ, thân gỗ thường được trồng nhiều ở trước hoặc sau nhà, hoặc trong các ngôi chùa cổ. Cây mít không cao lắm, thân không thẳng tắp như nhiều loài cây khác, mà có nhiều cành to, chắc khoẻ đâm ngang tạo nên dáng sum suê, khoẻ khoắn. Có cây mít tuổi thọ hàng trăm năm, thân xù xì, gân guốc vì dãi nắng dầm mưa.
Mít thường có hai loại: mít mật và mít dai.Mít mật có lá xanh thẫm hơn, khi quả chín, múi mềm, ăn có vị ngọt sắc. Còn mít dai, lá nhạt hơn, khi chín múi ăn giòn ngọt.
Mỗi năm, mít ra quả một lần. Có quả đứng một mình, nhưng cũng có chỗ mít mọc thành chùm 4,5 quả. Có quả mọc ngay sát đất, nhưng cũng có quả mọc chót vót trên tít ngọn cây. Quả mít to, tròn,vỏ có gai xù xì, có quả nặng tới hàng chục cân.
VD2:
Đoạn văn thuyết minh về tác dụng của cây mít ở quê em.
Cây mít có rất nhiều tác dụng với người dân quê em.
Mít chủ yếu trồng để lấy quả ăn. Mùa quả chín vào khoảng tháng 6, tháng 7 âm lịch. Múi mít có màu vàng ươm, mọng nước, ăn vừa ngọt, vừa thơm. Nhất là những ngày mưa, mát trời, có mít ăn thì thật là tuyệt diệu. Mùi mít thơm lâu, ăn hết rồi mà vẫn còn phảng phất hương thơm quyến rũ. Ngày nay, người ta còn đem múi mít sấy khô, đóng gói xuất khẩu. Mít khô ăn giòn, ngọt và vẫn giữ được hương thơm đặc trưng của mít chín.
Gỗ mít không làm được cột nhà, giường, tủ nhưng lại rất tốt khi làm tang trống hoặc tạc tượng.
Cây mít không chỉ cho quả, cho gỗ mà còn đem lại bóng mát và nét cổ kính cho ngôi nhà ở nông thôn. Những ngày hè oi bức, nhìn những ngôi nhà ngói ẩn mình dưới tán mít xanh um, ai cũng có cảm giác thật mát mẻ, dễ chịu.
Lá mít dùng để đun. Đặc biệt, những chú trâu làm bằng lá mít trông rất ngộ nghĩnh đã vô cùng quen thuộc và thân thiết với tuổi thơ ở nông thôn.
*Lưu ý:
- Sử dụng biện pháp nghệ thuật và yếu tố miêu tả nhưng vẫn phải kết hợp với các phương pháp thuyết minh(định nghĩa, liệt kê, số liệu...)
- Diễn đạt trong văn thuyết minh phải mạch lạc, rõ ràng, khúc chiết mang đúng dáng dấp của văn thuyết minh.
- Văn viết ngắn gọn để đảm bảo tính lô gíc, khoa học, chi
Category: Ngu Van 9 | Added by: admin
Views: 2499 | Downloads: 532 | Rating: 0.0/0
Total comments: 0
Name *:
Email *:
Code *:
Search
Site friends
  • Create a free website
  • Online Desktop
  • Free Online Games
  • Video Tutorials
  • All HTML Tags
  • Browser Kits